Perfil de usuario/a

damynghe laichi

Biografía

Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước thay đổi đảm bảo kinh tế, tinh thần


Dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, phía Đông Nam, tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã có một là nghề điêu khắc đá mỹ nghệ truyền thống được ra đời cách đây 400 năm. Trải qua nhiều năm làm nghề, đến bây giờ làng cần có sự thay đổi về một số vấn đề để đảm bảo giá trị kinh tế và cả tinh thần cho cả làng nghề và cả cư dân ở trong vùng.


Làng được lập nên là nhờ bởi ông tổ Huỳnh Bá Quát, đến từ Thanh Hóa. Vào giữa thế kỷ XVII thì ông Quát đã đến chân núi Ngũ Hành để lập nghiệp, ông khám phá miền đất này và nhận ra nguồn nguyên liệu quý là đá Cẩm Thạch nên bắt đầu đục đẽo một vài thứ cho cuộc sống của ông và mọi người trong vùng lúc bấy giờ. Đó là những chiếc cối xay, là những chiếc cối giã, hay là những viên chì,...Các loại sản phẩm mà ông tạo ra nhận được sự hưởng ứng rất đông đảo người dân trong vùng và các vùng lân cận. Về sau ông tạo nên nhiều sản phẩm hơn và truyền cho nhiều người, tạo nên một làng nghề vang danh đến tận bây giờ. Ngày nay có 473 cơ sở tại làng nghề, cơ sở Lai Chi nằm top 5 cơ sở uy tín, chất lượng nhất làng nghề.


Làng thật yên bình và phát triển thịnh vượng cho đến cái ngày chào đón sự hiện đại của thế kỷ mới. Nhiều máy móc ra đời phục vụ cho ngành điêu khắc đá mỹ nghệ, làng nghề Non Nước cũng đã sử dụng xen lẫn máy móc để tiết kiệm sức lực và chi phí trong việc chế tác nên các sản phẩm của mình. Nhờ có các máy móc hiện đại mà nhiều khâu trong việc điêu khắc đá mỹ nghệ đỡ tốn sức lực của người nghệ nhân hơn và rút ngắn thời gian sản xuất. Từ đó, việc lạm dụng máy móc ngày càng phổ biến và sử dụng với tần suất lớn nên đã gây ra những hậu quả nặng nề, đáng tiếc cho con người và cả môi trường ở khu vực này. Việc tẩy rửa đá bằng axit mà không có hệ thống nước thải khiến ô nhiễm cả nguồn nước của khu dân cư. Sử dụng máy móc để cưa xẻ nguyên liệu suốt ngày gây ô nhiễm tiếng ồn và cả ô nhiễm không khí của làng. Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của toàn bộ người dân.


Chính vì vậy mà làng nghề điêu khắc đá Non Nước cần có sự thay đổi thật phù hợp để đảm bảo kinh tế cho mình và tinh thần, sức khỏe cho cả cộng đồng. Khi UBND quận đưa ra hướng giải quyết là di dời làng đến khu mới, cách làng cũ 2km, yêu cầu sản xuất có hệ thống và đảm bảo các khoản về an toàn vệ sinh lao động thì đa phần các chủ cơ sở đồng ý và làm theo. Đây là một dấu hiệu đáng mừng về ý thức đẹp đẽ của người làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước.


Chỉ với những sự thay đổi như vậy thì kinh tế và tinh thần của cả làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước đều được đảm bảo. Xem thêm thông tin về đá non nước ngũ hành sơn : click here !